Tuy nhiên, trong phần 'Đặc điểm môn học' viết: "Môn Tiếng Hàn - Ngoại ngữ 1 là môn học bắt buộc trong chương trình phổ thông, giảng dạy từ lớp 3 đến lớp 12".
![]() |
Quyết định của Bộ GD-ĐT từ ngày 9/2 |
![]() |
Phần Đặc điểm môn học nêu rõ đây là môn học 'bắt buộc'. Liệu có sự nhầm lẫn? |
Liệu có sự nhầm lẫn khi xác định đây là môn học 'bắt buộc'? Xem giải thích của đại diện Bộ GD-ĐT TẠI ĐÂY.
Sáng nay (4/3), trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT) cho hay, đây là quyết định về việc thí điểm Tiếng Hàn trở thành một trong những Ngoại ngữ 1. Còn chương trình Tiếng Hàn – Ngoại ngữ 2 thì đã được Bộ GD-ĐT ban hành trước đây.
Với từ “bắt buộc”, ông Thành cho hay không có nghĩa Tiếng Hàn sẽ trở thành môn học bắt buộc, mà từ này dùng để bổ ngữ giải nghĩa cho cụm “Ngoại ngữ 1”.
Tức Ngoại ngữ 1 là môn học bắt buộc trong chương trình phổ thông, học sinh có thể chọn một trong các thứ tiếng được xác định là Ngoại ngữ 1.
“Như vậy, học sinh có thể chọn bất cứ môn học nào trong các môn thuộc nhóm Ngoại ngữ 1 mà không cứng nhắc bắt buộc phải học môn Tiếng Hàn”, ông Thành nhấn mạnh.
Trong khi đó, một chuyên gia giáo dục chia sẻ, có 3 khái niệm liên quan đến thuật ngữ môn học. Đó là: compulsory subjects (môn học bắt buộc), selective subjects (môn bắt buộc có lựa chọn), elective/optional subjects (môn tự chọn, học cũng được, không học cũng chẳng sao).
Môn 'bắt buộc có lựa chọn' là có nhiều sự lựa chọn nhưng bắt buộc phải chọn 1 để học.
Vì vậy, nếu văn bản ghi rõ là 'môn học bắt buộc có lựa chọn' thì sẽ chuẩn xác hơn.
Mục tiêu: Đạt bậc 3 sau khi hết THPT
Bên cạnh việc hình thành và phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Hàn, theo Bộ GD-ĐT, môn học này còn trang bị kiến thức và kỹ năng học tập ngoại ngữ nói chung; giúp học sinh có thể vận dụng ngoại ngữ một cách hiệu quả trong giao tiếp, học tập, đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế của đất nước.
Nội dung cơ bản của chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Hàn bao gồm các chủ điểm, chủ đề và kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) được lựa chọn phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh và được tích hợp vào quá trình rèn luyện, phát triển các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cơ bản.
Các kỹ năng giao tiếp và kiến thức ngôn ngữ được xây dựng trên cơ sở các đơn vị năng lực giao tiếp cụ thể, trong các chủ điểm và chủ đề phù hợp với nhu cầu và khả năng của học sinh nhằm giúp các em đạt được các yêu cầu quy định trong Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Cụ thể, học sinh kết thúc lớp 6 đạt Bậc 1, kết thúc cấp THCS (lớp 9) đạt Bậc 2 và kết thúc cấp THPT (lớp 12) đạt Bậc 3.
Tổng thời lượng chương trình là 1.155 tiết (mỗi tiết 45 phút) bao gồm cả các tiết ôn tập và kiểm tra đánh giá.
![]() |
Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Về nội dung, ở cấp tiểu học (từ lớp 3 đến lớp 5), việc dạy học Tiếng Hàn giúp cho học sinh bước đầu hình thành và phát triển năng lực giao tiếp cơ bản thông qua 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết; trong đó chú trọng nhiều hơn đến 2 kỹ năng nghe và nói.
Ở cấp THCS, việc dạy học Tiếng Hàn tiếp tục giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, đồng thời phát triển năng lực tư duy và nâng cao sự hiểu biết về văn hóa, xã hội Hàn Quốc và các quốc gia trên thế giới cũng như hiểu biết sâu hơn về văn hóa, xã hội dân tộc mình.
Ở cấp THPT, giúp học sinh phát triển năng lực giao tiếp dựa trên nền tảng chương trình đã được học ở các cấp dưới, trang bị cho học sinh kiến thức và kỹ năng để học tập suốt đời, phát triển năng lực làm việc trong tương lai.
Mục tiêu chung của chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Hàn là kết thúc chương trình phổ thông, học sinh có khả năng giao tiếp đạt trình độ Bậc 3 của Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Giúp học sinh có được hiểu biết khái quát về đất nước, con người và văn hóa Hàn Quốc cũng như các quốc gia và các nền văn hóa khác có liên quan. Qua đó hình thành ở học sinh những thái độ và tình cảm tốt đẹp đối với ngôn ngữ, văn hóa và con người của các quốc gia khác trên thế giới.
Bên cạnh đó, góp phần hình thành và phát triển ở học sinh những phẩm chất và năng lực cần thiết mang tính hướng nghiệp như: ý thức và trách nhiệm lao động, định hướng và lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực, sở thích, khả năng thích ứng trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
Thanh Hùng
Bộ GD-ĐT vừa lý giải về việc thí điểm môn Tiếng Hàn và Tiếng Đức là Ngoại ngữ 1 trong chương trình phổ thông.
" alt=""/>Tiếng Hàn trở thành môn học bắt buộc ở Việt Nam từ lớp 3 đến 12?Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát mạnh, biến thể Delta phức tạp và nguy hiểm, Bệnh viện Nhi đồng 2 được Sở Y tế TP.HCM giao điều trị cho bệnh nhi mắc Covid-19 tại bệnh viện và tại Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 11.
![]() |
Cán bộ phòng CTXH (phải) đại diện Bệnh viện Nhi đồng 2 nhận 500 bộ đồ bảo hộ và gửi thư cảm ơn của lãnh đạo bệnh viện cho Bạn đọc Báo VietNamNet. |
Làm việc trong môi trường toàn F0, có nhiều bệnh nhân nặng khiến nguy cơ bị phơi nhiễm của nhân viên y tế là khó tránh khỏi. Mặc dù vậy, những ngày qua, các y, bác sĩ vẫn luôn chiến đấu hết mình, miệt mài cống hiến để giữ từng hơi thở cho những em bé thơ, và cả những thân nhân bị dương tính với SARS-CoV-2.
Cùng với đó, Phân hiệu phía Nam Học viện Quân y cùng lực lượng tăng cường của Học viện Quân y cũng đã tham gia vào các công tác khác nhau ở tuyến đầu. Tất cả đều mang theo tinh thần trách nhiệm của người chiến sĩ quân y, hỗ trợ thành phố trong trấn chiến với “giặc dịch”.
Trong đại dịch, nhân viên y tế là lực lượng phải chịu nhiều áp lực nặng nề, về thời gian, về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần, và thậm chí là cả tính mạng. Trong điều kiện nhiều bệnh viện thực hiện điều trị cho bệnh nhân Covid-19 theo hình thức cuốn chiếu, cứ làm, thiếu đến đâu bù đắp đến đó, việc thiếu trang thiết bị cũng khó tránh khỏi.
![]() |
Đại diện Phân hiệu phía Nam Học viện Quân y (trái) nhận 500 bộ đồ bảo hộ cấp 4. |
Với mong muốn kết nối sức mạnh của hậu phương để làm tấm khiên vững chắc cho lực lượng tuyến đầu, Báo VietNamNet đã tổ chức chương trình Tiếp sức đẩy lùi đại dịch cùng VietNamNet, nhằm kêu gọi bạn đọc chung tay ủng hộ trang thiết bị, máy móc cho các bệnh viện, và đặc biệt là đồ bảo hộ cho các nhân viên y tế. Con người hữu hình, giặc Covid-19 lại vô hình, vì vậy, chỉ có bảo hộ tốt thì mới có thể bảo toàn lực lượng.
Trong thư cảm ơn của lãnh đạo Bệnh viện Nhi đồng 2 có viết: “Việc hỗ trợ các vật dụng y tế trong thời điểm này là hết sức thiết thực, ý nghĩa”.
Đồng thời, Bệnh viện Nhi đồng 2 và Phân hiệu phía Nam Học viện Quân Y cũng gửi lời cảm ơn chân thành tới Báo VietNamNet cùng quý nhà hảo tâm đã chung tay góp sức trong công cuộc phòng, chống dịch Covid-19.
Khánh Hòa
Bạn đọc đang gặp khó khăn; các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp muốn tham gia chương trình tiếp sức, xin liên hệ với toà soạn theo cách sau:Đào tạo những đứa trẻ có ích cho xã hội
Có 3 điều hầu hết các bậc phụ huynh đều quan tâm khi gửi con vào một ngôi trường là trẻ sẽ được chăm sóc như thế nào ở những bậc học đầu đời, trẻ sẽ học được những gì và trở thành người như thế nào ở các bậc học cao hơn?
Trải nghiệm của 3 phụ huynh đã và đang có con học tại VAS
"Khi hai cháu bước vào tiểu học, tôi rất an tâm với việc chăm lo của thầy cô giáo chủ nhiệm và các cô bảo mẫu. Khi hai cháu học cấp 2, 3 thì điều tôi hài lòng nhất là sự hiểu biết của giáo viên VAS", anh Cấn Vũ Tuấn - Giám đốc công ty tư vấn ở Anh và Pháp, phụ huynh của em Cấn Vũ Bình Minh, lớp 12, cơ sở Sunrise cho biết. Theo anh, các giáo viên tại VAS rất tận tâm và năng động, thường xuyên chủ động cập nhật và chuyển giao những kiến thức mới nhất cho học sinh. "Đến lớp 12, tôi thấy rằng những kiến thức mà Bình Minh có được cho đến thời điểm này hoàn toàn cập nhật so với kiến thức của thế giới. Hiện con đã 6 học bổng trong số 14 trường Đại học mà con đã nộp hồ sơ tại Mỹ. Chúng tôi vẫn đang chờ kết quả từ 8 trường còn lại".
![]() |
Nền tảng kiến thức học thuật và khả năng tiếng Anh qua chương trình đào tạo |
Bên cạnh việc trau dồi kiến thức về học thuật, anh cũng rất quan tâm đến việc bồi dưỡng nền tảng đạo đức và nhân cách cho con. Tuy có nhiều quan điểm cho rằng trẻ học trường Quốc tế sẽ được nuông chiều nhưng với anh, khi cho con học tại VAS, anh yên tâm vì con được rèn giũa bởi sự nề nếp, nghiêm khắc và quy chuẩn của nhà trường. Anh cũng tự hào chia sẻ rằng trong suốt 12 năm học, con anh chưa bao giờ nói dối và luôn là một người chính trực. "Mỗi người có một mục đích, một yêu cầu khác nhau, nhưng tựu chung tất cả chúng ta đều mong muốn nhà trường đào tạo nên những đứa trẻ sống có ích cho xã hội. Ở đây, tôi thấy VAS đã làm được điều đó", anh nhận xét.
Hội nhập nhanh với môi trường quốc tế
Chị Nguyễn Hoài Phương - Quản lý Truyền thông - Tiếp thị & Hành chính, Công ty SKF Việt Nam - người có 3 con đã và đang theo học tại VAS nhận xét: "Nhà trường đã xây dựng chương trình học tập rất hợp lý, chú trọng vào nội dung đối với chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Với chương trình Cambridge, các thầy cô rất nhiệt tình và luôn hỗ trợ giải đáp thắc mắc của các con 24/24 thông qua ứng dụng Teams nên các con rất thoải mái trong học tập".
![]() |
Nền tảng kiến thức học thuật và khả năng tiếng Anh qua chương trình đào tạo |
Hai con đầu của chị Phương có 10 năm theo học tại VAS hiện đã trở thành những thạc sỹ, cử nhân về tài chính và đang làm việc tại Úc. "Khi bước ra từ VAS, hai con tôi rất tự tin về khả năng tiếng Anh, kiến thức và hội nhập rất nhanh. Cụ thể hai con đã đạt được bằng IELTS 7.5 và khi tốt nghiệp A Level, IB thì các con đều nằm trong top cao nhất của trường." Chia sẻ thêm về kết quả học tập của con, chị Hoài Phương cho biết để đạt được những thành tích cao như vậy, hai con đã trải qua quá trình lĩnh hội, trau dồi những nền tảng kiến thức cần thiết, đặc biệt kỹ năng tự học rất cao tại VAS để chuẩn bị sẵn sàng cho những bậc học cao hơn.
![]() |
Phát triển toàn diện về thể chất, năng khiếu và các kỹ năng với các hoạt động ngoại khóa đa dạng tại trường |
Bé gái thứ 3, Phùng Nguyễn Thiên Ngân, con chị Hoài Phương hiện đang học lớp 7.R2, cơ sở Riverside cũng là một học sinh năng động và gặt hái được rất nhiều thành tích trong các hoạt động học tập và năng khiếu.
Tự tin, bản lĩnh để sẵn sàng cho mọi tình huống
Trước khi đến với VAS trong vai trò là một phụ huynh, chị Huỳnh Mai Mỹ Huệ - Giám đốc thiết kế - xây dựng du thuyền và khách sạn cũng từng là một học sinh của VAS. Em gái chị, sinh năm 2000 cũng là một học sinh của VAS và hiện đang học đại học tại Mỹ. Nhìn lại thời gian học tập tại VAS, chị Mỹ Huệ chia sẻ: "Các thầy cô ở Việt Úc vừa rèn luyện cho tôi vào khuôn khổ vừa cho tôi một không gian để tự do phát triển những thế mạnh của mình. Việt Úc đã rèn luyện cho tôi sự tự tin, bản lĩnh và có thể kiểm soát trong mọi tình huống, trong công việc, gia đình lẫn xã hội. Những trải nghiệm đó tôi không bao giờ quên được.
![]() |
Phát triển nhân cách qua chương trình giáo dục giá trị cốt lõi, kỷ luật trong thi cử và nề nếp học tập |
Khi quyết định đưa An Danh và An Vinh quay lại học tập tại ngôi trường cũ của mẹ, tôi chỉ mong hai con có được những trải nghiệm và khoảng thời gian quý giá như tôi đã có tại VAS. Các con từ những cậu bé rụt rè, giờ đây đã tự tin và mạnh dạn hơn rất nhiều, nhất là trong việc giao tiếp bằng tiếng Anh. Có rất nhiều lý do để tôi chọn Việt Úc, nhưng bản thân tôi đã là một nhân chứng sống rồi".
![]() |
Rèn luyện bản lĩnh và sự tự tin để hòa nhập với những môi trường học tập quốc tế. |
Đăng ký tham quan, tìm hiểu về môi trường giáo dục quốc tế Cambridge tại VAS và các chương trình khuyến mãi tuyển sinh năm học mới 2021 - 2022 tại https://www.vas.edu.vn/ hoặc hotline 0911 2677 55.
(Theo Dantri)
" alt=""/>Vai trò của nhà trường trong hành trình phát triển của trẻ dưới góc nhìn của phụ huynh